Freehand Là Gì? Phân Biệt Hàng Chỉ Định Và Hàng Freehand

Rate this post

Hàng hóa thông thường (freehand) và hàng hóa được chỉ định (nominated) là hai thuật ngữ thường được nhân viên kinh doanh của các hãng tàu, công ty vận tải sử dụng để chỉ loại hàng hóa mà họ phụ trách giao nhận.

Vậy khái niệm chính xác về hàng hóa thông thường và hàng hóa được chỉ định là gì? Chúng có những điểm gì khác nhau? Hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm nhé!

I. Hàng Freehand

1. Hàng Freehand là gì?

Hàng freehand (còn được gọi là hàng thông thường) là lô hàng do người gửi hàng tự đặt trước và thanh toán theo điều kiện tùy chọn trong Incoterms. Mọi vấn đề về việc lựa chọn công ty vận chuyển sẽ do người gửi hàng quyết định.

Đối với các mặt hàng này, nhân viên bán hàng phải thực hiện tất cả các quy trình từ tìm kiếm khách hàng, chốt giá, ký kết hợp đồng và theo dõi lô hàng.

Ví dụ về hàng Freehand:

Người gửi hàng muốn xuất khẩu hàng hóa bằng hình thức freehand sang Hàn Quốc phù hợp với các điều khoản của Incoterms nhóm C thì có quyền lựa chọn hãng tàu để vận chuyển. Thông thường, hầu hết các nhà giao nhận phải bán hàng freehand để kiếm hoa hồng, bởi họ được quyền book hãng tàu với thời gian và chi phí hợp lý nhất.

»»»» Review Khóa Học Logistics Chuyên Sâu Tốt Nhất

Ngoài ra, nếu bạn là người giao nhận (forwarder) mà người gửi hàng (shipper) đang hợp tác với người bán hàng (sales) của một công ty vận chuyển khác, bạn sẽ rất khó có thể thực hiện đơn đặt hàng này với người sales khác của cùng một công ty vận chuyển.

Do đó, chỉ những hàng freehand mới cho bạn cơ hội lựa chọn công ty vận chuyển.

2. Ưu nhược điểm hàng Freehand

Ưu điểm

  • Tiền hoa hồng:

Khi kinh doanh hàng freehand, lợi ích lớn nhất mà nó mang lại cho nhân viên kinh doanh chính là hoa hồng, vì nhân viên kinh doanh có thể chủ động chọn hãng vận chuyển có lợi ích về chi phí lớn nhất.

  • Chủ động lựa chọn thời gian giao và thời gian nhận hàng.

Nhược điểm

Đối với các mặt hàng freehand, nhân viên kinh doanh thường phải tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm cơ hội, đánh giá tính khả thi, chốt giá với khách và tự mình thực hiện mọi quy trình.

3. Quy trình chứng từ hàng Freehand

Quy trình chứng từ giao nhận của hàng với bộ chứng từ gồm:

  • Invoice and packing list: Hóa đơn và phiếu kê khai hàng hóa
  • Certificates (Certificate of Origins/Fumigation): Các loại giấy chứng nhận như giấy chứng nhận xuất xứ, giấy chứng nhận hun trùng
  • Bill of Lading / Delivery Order: Vận đơn đường biển của bên xuất khẩu và lệnh giao hàng của bên nhập khẩu
  • Customs clearance: Thông quan hải quan

II. Hàng chỉ định – Nominated

1. Hàng nominated là gì?

Hàng nominated (còn được gọi là hàng chỉ định) thường là những loại hàng được xuất khẩu theo điều kiện FOB. Người bán chỉ cần thanh toán local charges tại đầu xuất khẩu và họ không có quyền chọn lựa hãng tàu khác bởi người mua sẽ thanh toán cước tàu và chỉ định hãng tàu cụ thể.

Vì vậy nhiệm vụ chính của nhân viên sales hãng tàu là chỉ cần chăm sóc khách hàng thật tốt.

Hàng chỉ định – nominated và hàng thường – freehand dường như trái ngược lại hoàn toàn nhau.

2. Ưu nhược điểm hàng chỉ định

Ưu điểm

  • Trách nhiệm được thực hiện đơn giản bằng cách giao hàng hóa lên tàu.
  • Lương cứng cao hơn nhân viên kinh doanh hàng thông thường.

Nhược điểm

  • Đối với hàng hóa được chỉ định, người mua sẽ lựa chọn hãng tàu nên nhân viên sales không thể cung cấp dịch vụ vận chuyển chính mà chỉ cung cấp dịch vụ vận chuyển bằng xe tải và làm thủ tục hải quan. Do đó, làm loại hàng này sẽ không có hoa hồng.
  • Không nắm quyền chủ động thời gian xuất hàng, giao nhận hàng hóa, đôi khi có thể dẫn đến sai sót, rủi ro

3. Quy trình chứng từ hàng Nominated

Quy trình chứng từ hàng chỉ định giống với quy trình chứng từ hàng thường.

Tuy nhiên, cần lưu ý tới điều kiện giao hàng bởi nó sẽ dẫn đến chi phí phát sinh, nghĩa vụ, rủi ro khác nhau,…

Ví dụ: Sử dụng điều kiện CFR và DPU, với CFR, sau khi hàng được dỡ khỏi tàu người xuất khẩu mới hết trách nhiệm còn với DPU, người xuất khẩu hết trách nhiệm khi hàng hóa được giao tới kho của người nhập khẩu.

III. Phân biệt hàng chỉ định và hàng Freehand

Khi kiểm tra bộ chứng từ vận chuyển hàng hóa, chúng ta sẽ chú ý vào mục cước vận chuyển quốc tế và điều kiện Incoterms để phân biệt hàng chỉ định và hàng freehand 

freehand là gì

1. Theo điều kiện Incoterms

Hai điều kiện giao hàng trong Incoterms nhóm C và D sử dụng đối với hàng freehand. Công ty xuất khẩu dù phải chịu chi phí vận chuyển nhưng có quyền chọn công ty giao nhận để ký hợp đồng vận chuyển.

Ví dụ: Một công ty xuất khẩu tại cảng Cái Mép đến cảng Thượng Hải theo điều kiện C thì công ty này sẽ phải chịu cước vận chuyển quốc tế và được quyền lựa chọn công ty vận tải theo nhu cầu, lợi ích hay mối quan hệ của công ty.

»»»» Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Hai điều kiện giao hàng trong Incoterms nhóm E và F sử dụng đối với hàng nominated. Điều này đồng nghĩa với việc công ty xuất khẩu không phải thanh toán chi phí vận chuyển mà do bên nhập khẩu chi trả.

Ví dụ: Một công ty xuất khẩu tại cảng Cái Mép đến cảng Thượng Hải theo điều kiện nhóm F thì không phải trả tiền cước vận chuyển đến Thượng Hải mà chỉ giao hàng tới cảng xuất là hết trách nhiệm. Ở điều kiện này, bên nhập khẩu sẽ chọn công ty giao nhận. Sau đó, công ty xuất khẩu sẽ làm việc với bên giao nhận đã quy định để xuất hàng.

2. Theo cước vận chuyển quốc tế

Hàng freehand đã được trả trước (Freight Prepaid).

Hàng nominated là hàng trả sau (Freight Collect).

Qua bài viết này, chắc hẳn các bạn đã có cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hàng freehand là gì? Hàng nominated là gì? Cũng như nắm được các ưu nhược điểm của hai loại hàng này.

Hi vọng những thông tin trên mà Cộng đồng logistics đã chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về ngành logistics cũng như phục vụ cho nghiệp vụ chuyên môn của bạn.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *