Người xuất khẩu tiến hành chuẩn bị hàng hoá và lập một số một số chứng từ cần thiết về hàng hoá để thực hiện quy trình giao nhận xuất khẩu đường hàng không, sau khi hai bên xnk ký kết hợp đồng ngoại thương.
Thông thường, họ uỷ thác cho người giao nhận hay đại lý hàng không bằng một hợp đồng uỷ thác giao nhận.Người giao nhận hay đại lý này phải được hãng vận chuyển chỉ định và cho phép khai thác hàng hoá.
>>>>>> Xem thêm: Back order và Backlog trong Chuỗi cung ứng Logistics
Quy trình giao nhận xuất khẩu đường hàng không
Quy trình giao nhận xuất khẩu đường hàng không được thực hiện như sau:
– Người xuất khẩu giao hàng cho người giao nhận kèm với thư chỉ dẫn của người gửi hàng để người giao nhận giao hàng cho hãng vận chuyển và lập vận đơn. chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan
Thư chỉ dẫn của người gửi hàng được in sẵn thành mẫu và bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
- Nơi hàng đến và tuyến đường vận chuyển;
- Số kiện; Trọng lượng;
- Kích thước của hàng;
- Ðặc điểm và số lượng hàng hoá;
- Giá trị hàng; switch bill là gì
- Phương pháp thanh toán cước phí;
- Ký mã hiệu hàng hoá;
- Có hay không mua bảo hiểm cho hàng hoá;
- Liệt kê các chứng từ gửi kèm.
– Người giao nhận sẽ cấp cho người xuất khẩu giấy chứng nhận đã nhận hàng của người giao nhận (FCR-forwarder’s certificate of receipt). Ðây là sự thừa nhận chính thức của người giao nhận là họ đã nhận hàng.
FCR gồm những nội dung chính sau: bill of lading là gì
- Tên, địa chỉ của người uỷ thác;
- Tên, địa chỉ của người nhận hàng;
- Ký mã hiệu và số hiệu hàng hoá;
- Số lượng kiện và cách đóng gói;
- Tên hàng;
- Trọng lượng cả bì;
- Thể tích; forwarder
- Nơi và ngày phát hành giấy chứng nhận.
– Người giao nhận sẽ cấp giấy chứng nhận vận chuyển của người giao nhận (FTC-forwarder’s certificate of transport), nếu người giao nhận có trách nhiệm giao hàng tại đích.
Nội dung chính của FTC gồm:
- Tên địa chỉ của người uỷ thác;
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
- Ðịa chỉ thông báo;
- Phương tiện vận chuyển;
- Từ/qua;
- Nơi hàng đến;
- Tên hàng;
- Ký mã và số hiệu hàng hoá;
- Trọng lượng cả bì;
- Thể tích; cấn trừ công nợ
- Bảo hiểm;
- Cước phí và kinh phí trả cho;
- Nơi và ngày phát hành chứng từ.
– Người giao nhận sẽ cấp biên lai kho hàng cho người xuất khẩu (FWR-forwarder’s warehouse receipt) nếu hàng được lưu tại kho của người giao nhận trước khi gửi cho hãng hàng không.
FWR gồm những nội dung chính sau: hướng dẫn báo cáo thuế
- Tên và người cung cấp hàng;
- Tên người gửi vào kho;
- Tên thủ kho;
- Tên kho;
- Phương tiện vận tải;
- Tên hàng;
- Trọng lượng cả bì;
- Tình trạng bên ngoài của hàng hoá khi nhận và ai nhận;
- Mã và số hiệu hàng hoá;
- Số hiệu và bao bì.
- Bảo hiểm;
- Nơi và ngày phát hành FWR.
Trên cơ sở uỷ thác của người xuất khẩu, người giao nhận tiến hành tập hợp và lập chứng từ sau đây để chuẩn bị giao nhận xuất khẩu hàng hóa cho hãng hàng không. chứng chỉ kế toán trưởng
Để thực hiện giao nhận xuất khẩu hàng hóa đường hàng không, cần chuẩn bị các chứng từ sau:
+ Giấy phép xuất nhập khẩu:
Giấy phép xuất nhập khẩu do cơ quan quản lý xuất nhập khẩu của một nước cấp, ở Việt Nam là Bộ Công Thương.
Giấy phép xuất nhập khẩu của Việt Nam có hai loại chính: Loại một là giấy phép mẹ, tức loại giấy phép cấp cho doanh nghiệp được phép xuất hay nhập một khối lượng hay trị giá hàng trong một năm. Loại 2 là giấy phép con, được cấp cho từng chuyến hàng một, giấy phép con còn gọi là giấy phép chuyến, loại 2 được sử dụng phổ biến hơn.
Giấy phép xuất nhập khẩu gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên, địa chỉ của người xuất nhập;
- Số giấy phép; Ngày cấp;
- Thời hạn hiệu lực;
- Cơ sở cấp giấy phép;
- Loại hình kinh doanh;
- Cửa khẩu nhập;
- Hợp đồng số;
- Ngày;
- Dạng hợp đồng;
- Chi tiết về vận tải;
- Ðiều kiện và địa chỉ giao hàng;
- Thời hạn giao hàng;
- Phương thức thanh toán;
- Ðồng tiền thanh toán;
- Tên hàng, chủng loại bao kiện, tên và đặc điểm hàng hoá;
- Ký mã hiệu hàng hoá;
- Số lượng hàng hoá;
- Ðơn giá;
- Trị giá;
- Người và ngày xin cấp giấy phép;
- Xác nhận của hải quan;
- Cơ quan duyệt cấp giấy phép ký tên, đóng dấu.
+ Bản kê chi tiết hàng hoá hay Packing list:
Ðây là bản khai chi tiết về hàng hoá của người gửi hàng, nhiều khi người ta dùng phiếu đóng gói thay bản kê khai chi tiết.
Nội dung chính của bản khai chi tiết:
Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
Tên hàng;
Ký mã hiệu của hàng;
Số kiện hàng;
Trọng lượng toàn bộ;
Trọng lượng tịnh;
Kích thước của hàng hoá;
Ô tả hàng hoá;
Chữ ký của người lập.
+ Bản lược khai hàng hoá (hàng hóa giao nhận xuất khẩu đường hàng không):
Là một bản kê khai tóm tắt về hàng hoá chuyên chở. Lược khai hàng hóa do người giao nhận lập khi hàng có nhiều lô hàng lẻ gửi chung một vận đơn (trường hợp gom hàng).
Lược khai hàng hoá bao gồm những nội dung chính sau:
- Tên, địa chỉ người gửi;
- Tên, địa chỉ người nhận;
- Số thứ tự của vận đơn;
- Tên hàng;
- Ký mã hiệu;
- Trọng lượng;
- Số kiện hàng của từng vận đơn;
- Nơi đi;
- Nơi đến.
+ Giấy chứng nhận xuất xứ:
Là chứng từ ghi nơi sản xuất của hàng hóa do người xuất khẩu kê khai, ký và được cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu xác nhận (ở Việt Nam là phòng thương mại và công nghiệp, Phòng XNK Bộ Công Thương).
Giấy chứng nhận xuất xứ bao gồm những nội dung chủ yếu sau:
- Tên và địa chỉ của người gửi hàng;
- Tên và địa chỉ của người nhận hàng;
- Phương tiện và tuyến vận tải;
- Mục đích sử dụng chính thức;
- Số thứ tự của lô hàng;
- Mã và số hiệu bao bì;
- Tên hàng và mô tả hàng hoá;
- Số lượng hàng hoá;
- Trọng lượng hàng hoá;
- Số và ngày của hoá đơn thương mại;
- Cam đoan của người xuất khẩu về hàng hoá;
- Chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Tờ khai hàng hoá XNK (khai hải quan)
Là một văn bản do chủ hàng, chủ phương tiện khai báo, xuất trình cho cơ quan hải quan trước khi hàng hoặc phương tiện xuất hoặc nhập qua lãnh thổ quốc gia.
+ Vận đơn hàng không, hoá đơn thương mại (xem phần chứng từ hàng không)…
Sau khi làm song thủ tục với hãng hàng không, sân bay và thanh toán các chi phí, người giao nhận sẽ gửi chứng từ kèm theo hàng hóa gồm:
- Các bản còn lại của MAWB và HAWB
- Hoá đơn thương mại
- Bản kê khai chi tiết hàng hoá
- Giấy chứng nhận xuất xứ
- Phiếu đóng gói
- Lược khai hàng hoá
- Và các chứng từ cần thiết khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
Người giao nhận sẽ giao lại bản gốc số 3 cho người gửi hàng (MWAB hoặc HAWB) cùng thông báo thuế và thu tiền cước cùng các khoản chi phí cần thiết có liên quan.
Qua bài viết trên chúng ta cũng phần nào hiểu được về Quy trình giao nhận xuất khẩu đường hàng không. Để trau dồi thêm kiến thức làm nghề Xuất nhập khẩu- Logistics bạn có thể tham khảo các bài chia sẻ nghiệp vụ ở các website uy tín hoặc tham gia các khoá học xuất nhập khẩu thực tế.
Hy vọng bài viết của Cộng đồng Logistics sẽ hữu ích với bạn.