Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Thủ Tục Hàng Tạm Nhập Tái Xuất

Rate this post

Bạn đang có ý định rẽ hướng sang kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất? Nhưng bạn lại chưa hiểu gì về hình thức này? Thủ tục hàng tạm nhập tái xuất bao gồm những thủ tục gì? Rất nhiều câu hỏi về hàng tạm tái xuất hiện lên trong đầu bạn nhưng chưa có câu trả lời.

Vì vậy, dưới bài viết này, Cộng Đồng Logistics sẽ giải đáp những thắc mắc hàng tạm nhập tái xuất là gì? Những quy định về hàng tạm nhập tái xuất và thủ tục chi tiết. Cùng tham khảo nhé!

1. Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì?

Theo Điều 29 Luật Thương mại 2005 về tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá, căn cứ vào đây, có thể hiểu:

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là một hình thức hàng hóa từ những khu vực nước ngoài hoặc từ các nơi đặc biệt được xem là khu vực hải quan riêng theo đúng quy định của pháp luật vào Việt Nam và có được làm thủ tục nhập khẩu và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm xuất tái nhập hàng hóa là công việc hàng hoá được đưa ra khu vực nước ngoài hoặc đưa vào các nơi đặc biệt được xem là khu vực hải quan riêng theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và có làm thủ tục xuất khẩu và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

2. Quy Định Về Hàng Hóa Tạm Nhập Tái Xuất

Hàng tạm nhập tái xuất là gì

– Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định thì thương nhân sẽ phải đáp ứng điều kiện đó.

– Hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa phải tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa nằm trong diện quản lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

– Trường hợp hàng hóa tạm nhập xuất khẩu không thuộc quy định trên, thương nhân thực hiện thủ tục tại cơ quan hải quan.

– Trường hợp là các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, hàng hóa chỉ có thể thực hiện tạm nhập, tái xuất theo đúng quy định, không được thực hiện bất cứ các hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa nào.

Ngoài ra, hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất sẽ phải chịu sự kiểm tra, giám sát từ khi tạm nhập cho tới khi hàng hóa thực sự tái xuất ra khỏi Việt Nam bởi cơ quan hải quan. Hàng hóa không được chia nhỏ để vận chuyển bằng container trong suốt quá trình từ cửa khẩu tạm nhập đến các nơi khác. Trường hợp bên vận chuyển cần phải thay đổi hoặc chia nhỏ hàng hóa để vận chuyển bằng container để tái xuất thì thực hiện theo quy định của cơ quan hải quan.

3. Các Mặt Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Ở Việt Nam

– Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh

* Hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện:

  • Nhóm hàng tạm nhập tái xuất là thực phẩm đông lạnh
  • Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất có thuế tiêu thụ đặc biệt
  • Nhóm hàng hóa tạm nhập tái xuất đã qua sử dụng

* Hàng hóa bị cấm xuất nhập khẩu hoặc tạm dừng xuất nhập khẩu hoặc chưa được phép lưu hành và sử dụng tại Việt Nam

Doanh nghiệp muốn kinh doanh hàng hóa này thì phải chịu sự quản lý dưới các biện pháp hạn ngạch xuất nhập khẩu, thuế quan và được Bộ Công Thương cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập tái xuất.

Hàng hóa tạm nhập tái xuất nằm ngoài phạm vi 2 loại hàng hóa trên:

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất theo thỏa thuận hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn.

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất để tái chế và bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài.

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại.

– Hàng hóa tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác.

4. Xử Lý Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Quá Hạn

Hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu kho lại không quá 60 ngày tại Việt Nam, bắt đầu tính từ ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập hải quan.

Nếu thương nhân cần kéo dài thời hạn quá 60 ngày thì có thể gửi văn bản cho Chi cục Hải quan nơi thực hiện thủ tục tạm nhập để tiếp tục gia hạn thêm; thời hạn gia hạn mỗi lần gia hạn này không quá 30 ngày và sẽ không quá hai 2 lần cho một lô hàng tạm nhập, tái xuất.

Nếu như quá thời hạn đã được gia hạn theo yêu cầu trên, thương nhân buộc phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam hoặc tiêu hủy. Còn hàng hóa kinh doanh được nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ phải tuân thủ các quy định về quản lý nhập khẩu hàng hóa và thuế.

5. Thủ Tục Hàng Tạm Nhập Tái Xuất

Thủ tục hàng tạm nhập tái xuất

5.1. Địa điểm làm thủ tục tái xuất

  • Thủ tục hàng tạm xuất nhập tai xuất được thực hiện tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập hoặc cửa khẩu tái xuất.
  • Trường hợp hàng hóa kinh doanh tạm nhập tái xuất thuộc loại có điều kiện theo quy định thì sẽ phải làm thủ tục hải quan tái xuất tại Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập;

5.2. Hồ sơ hải quan tái xuất

– Thương nhân khai báo hải quan và nộp 2 bản chính tờ khai hải quan theo đúng mẫu quy định.

– Hóa đơn thương mại, chứng từ được sử dụng khi người mua phải thanh toán cho người bán: 1 bản chụp

– Đối với hàng hóa lâm sản, sẽ có thêm bảng kê lâm sản đối với gỗ nguyên liệu xuất khẩu theo quy định: 1 bản chính.

– Giấy phép hoặc văn bản cho phép xuất khẩu của cơ quan có thẩm quyền theo pháp luật:

  • Nếu hàng hóa xuất khẩu một lần: 1 bản chính
  • Nếu hàng hóa xuất khẩu nhiều lần: chỉ cần 1 bản chính khi xuất khẩu lần đầu

Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành: 1 bản chính.

– Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đã đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư: 1 bản chụp vào lần làm thủ tục xuất khẩu đầu tiên.

– Hợp đồng ủy thác: 1 bản chụp (nếu có)

Thương nhân sẽ phải khai báo thông tin về:

  • Số tờ khai tạm nhập
  • Số thứ tự của dòng hàng trên tờ khai tạm nhập

Tóm lại, qua bài viết này, Cộng Đồng Logistics muốn giải đáp cho bạn những thắc mắc về hàng tạm nhập tái xuất. Hy vọng bài viết này sẽ thực sự hữu ích với bạn nhé.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *