Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây Tươi – Cần Những Chứng Từ Gì?

Rate this post

Việc nhập khẩu trái cây hiện nay đang ngày càng tăng nhanh do thị hiếu người Việt Nam rất thích trái cây nhập khẩu.

Một số loại trái cây nhập khẩu được người Việt ưa chuộng như: Nho Mỹ, Nho Úc, Quýt Hàn Quốc, Cherry Mỹ, …

Vậy Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như thế nào và cần phải có những chứng từ nào?

Hãy cùng Cộng đồng logistics tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Quy định về trái cây nhập khẩu

Mặt hàng trái cây nhập khẩu từ 1 quốc gia phải là loại mặt hàng được phép nhập khẩu vào Việt Nam.

Hàng hóa hoa quả tươi không bị cấm hay hạn chế nhập khẩu (được quy định trong Nghị định số 187/2013).

Theo Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT, thì hoa quả tươi thuộc diện kiểm dịch thực vật trước khi nhập khẩu vào

Việt Nam phải phân tích nguy cơ dịch hại. Do đó, rất có thể loại hoa quả mà bạn định nhập khẩu từ 1 nước chưa được phép kiểm dịch do có nguy cơ dịch hại.

Để biết rõ hơn về điều này, tốt hơn hết là bạn nên liên hệ với Cục bảo vệ thực vật – Bộ NN&PTNT, để biết thêm các thông tin chính thức trước khi quyết định có nhập hàng hay không.

2. Thủ tục nhập khẩu trái cây tươi – Chứng từ cần thiết

Xin giấy phép nhập khẩu trái cây

  • Hợp đồng thương mại
  • Đơn đăng ký theo mẫu
  • Giấy đăng ký kinh doanh

Kiểm dịch thực vật

  • Đơn đăng ký
  • Bản gốc Phytosanitary ( giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật )
  • Danh sách đóng gói ( packing list)
  • Vận đơn ( Bill of lading)
  • Giấy phép nhập khẩu
  • Tờ khai hải quan

Thủ tục hải quan

  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại ( invoice)
  • Danh sách đóng gói ( Packing list)
  • Vận đơn ( bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O ( nếu có)
  • Kết quả kiểm dịch thực vật, Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm

3. Quy trình nhập khẩu trái cây tươi về Việt Nam

Bước 1: Kiểm tra danh sách nhập khẩu

Trước tiên, các công ty cần đảm bảo rằng trái cây họ muốn nhập khẩu được phép nhập khẩu vào Việt Nam từ nước xuất khẩu. Thông tin này có thể được tìm thấy trên trang web của Cục bảo vệ Thực vật

Bước 2: Xin giấy phép kiểm dịch thực vật

Bộ hồ sơ này sẽ được gửi đến Cục bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm tra, phê duyệt và kiểm dịch hàng hóa khi hàng hóa về đến Việt Nam. bao gồm:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu (theo mẫu quy định)
  • Bản sao chụp của Hợp đồng thương mại
  • Bản sao chụp của Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Mất khoảng 15 đến 18 ngày để xin và nhận được kết quả nếu hồ sơ chuẩn chỉnh. Nếu có bất kỳ sai sót nào, chúng cần được bổ sung và sửa chữa và cần mất thêm thời gian.

Vì vậy, để tránh chi phí lưu kho, hãy xin giấy phép sớm, tốt nhất là trước khi hàng về Việt Nam. Giấy phép này có hiệu lực trong một năm và sẽ được khấu trừ cho mỗi lần nhập khẩu.

Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây Tươi

Bước 3: Đăng ký và lấy mẫu kiểm dịch thực vật, vệ sinh an toàn thực phẩm

Khi hàng đến cửa khẩu sân bay, bến cảng thực hiện các bước đăng ký kiểm dịch thực vật và an toàn thực phẩm (đồng thời) với chi cục kiểm dịch thực vật của địa phương.

Đăng ký KDTV trực tuyến với hệ thống một cửa www.vnsw.gov.vn

Hồ sơ đăng ký thủ tục nhập khẩu trái cây tươi:

  • Phiếu đăng ký (theo mẫu).
  • Giấy phép kiểm dịch (bước 2)
  • Bản gốc giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu
  • Hợp đồng mua bán,Invoice , Packing list, vận đơn, v.v

Bước 4: Hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu trái cây tươi 

Sau khi hoàn thành bước 2, hãy làm thủ tục nhập khẩu trái cây tươi như đối với lô hàng thông thường.

»»»» Review Khóa Học Khai Báo Hải Quan Ở Đâu Tốt Nhất

Bước 5: Lấy mẫu kiểm dịch

Sau khi khai báo hải quan xong, công ty sẽ liên hệ với đại diện bộ phận kiểm dịch tại cửa khẩu, nơi làm thủ tục nhập khẩu và xin mẫu kiểm dịch.

Sau khi lấy mẫu kiểm dịch, trung tâm kiểm dịch đưa ra báo cáo kiểm dịch tạm thời và chuyển hàng về kho.

Kết quả kiểm dịch sẽ có trong 24 giờ sau khi được kiểm tra. Nếu có xảy ra trường hợp phát sinh gì thì cơ quan kiểm dịch sẽ thông báo cho công ty ngay lập tức.

Sau khi nhận được kết quả kiểm dịch đạt tiêu chuẩn, thủ tục nhập khẩu trái cây tươi coi như đã hoàn tất và hàng hóa sẽ được bán tại thị trường Việt Nam.

4. Những Lưu Ý khi làm thủ tục nhập khẩu trái

  • Pháp luật không cấm nhập khẩu trái cây nhưng không phải trái cây, hoa quả của nước nào cũng được nhập khẩu vào Việt Nam. Để biết thông tin cụ thể, bạn nên liên hệ với Cục Bảo vệ Thực vật hoặc truy cập nhanh vào trang web của cơ quan tại địa chỉ (www.ppd.gov.vn).
  • Đối với trái cây sấy khô được đóng gói trong bao bì có nhãn, quy trình nhập khẩu sẽ khác hơn so với thủ tục nhập khẩu trái cây tươi (khả năng cao là bạn sẽ phải công bố thực phẩm nhập khẩu).
  • Để được hưởng mức thuế suất đặc biệt, bạn phải nộp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa tiêu chuẩn chẳng hạn C / O Mẫu E ở Trung Quốc, C / O Mẫu AANZ ở Úc và New Zealand.

Nhập khẩu trái cây tươi có quy trình không quá phức tạp. Mong rằng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục  nhập khẩu trái cây tươi vào Việt Nam cũng như các chứng từ cần thiết.

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *