Va chạm, đổ vỡ là một trong những kết quả không thể tránh khỏi khi vận chuyển hàng hóa. Do đó, trước khi thực hiện công tác vận chuyển, hàng hóa cần được đóng gói cẩn thận nhất, đặc biệt là những hàng hóa dễ vỡ.
Vậy hàng dễ vỡ là gì? Cách đóng gói hàng dễ vỡ có quy chuẩn gì không? Quy cách đóng gói hàng dễ vỡ là gì? Bài viết dưới đây Cộng Đồng Logistics sẽ chia sẻ đến bạn một số thông tin cần thiết về những thắc mắc trên nhé!
1. Hàng Dễ Vỡ Là Gì?
Hàng dễ vỡ là hàng hóa được sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng tuy nhiên lại dễ dàng bị hư hỏng hoặc đổ vỡ. Bạn dễ dàng bắt gặp khẩu hiệu “Hàng dễ vỡ, xin nhẹ tay” trên những thiết bị đóng gói như thùng bìa carton.
Hàng dễ vỡ cần được đóng gói cẩn thận nhất là trong điều kiện cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam hiện nay còn gặp nhiều hạn chế.
Các loại hàng dễ vỡ được kể đến như:
- Những hàng hóa điện tử: tivi, máy tính, loa đài, những linh kiện có màn hình bằng thủy tinh,…
- Hàng hóa tiêu dùng đựng trong bao bì dễ vỡ: bia, rượu, nước ngọt đóng chai, hóa chất công nghiệp,…
- Hàng hóa bằng thủy tinh và sành sứ: ly tách, lọ chai, chén bát, dĩa, đồ lưu niệm,..
- Linh kiện trang thiết bị điện tử: vi mạch điện tử, chip, cảm biến nhiệt độ và độ ẩm,…
»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất? – Chia Sẻ Kinh Nghiệm
2. Ký Hiệu Hàng Dễ Vỡ
Một số loại ký hiệu hàng dễ vỡ bằng chữ dễ dàng nhận biết như sau:
Khẩu hiệu “Hàng dễ vỡ xin nhẹ tay” ghi chú trên thùng carton hay bao bì đóng gói. Bên cạnh đó, còn có các câu tiếng anh với nghĩa tương tự như: “Fragile, please your hands lightly”; “Fragile, Handle with care. Please”; “Perishable goods, apply gentle”.
Cụm từ tiếng anh “fragile” được in trên những bao bì và thùng carton.
Một số ký hiệu hàng hóa dễ vỡ bằng những biểu tượng, hình ảnh:
Nếu bạn không thường xuyên vận chuyển hàng hóa thì những hình ảnh ký hiệu biểu tượng hàng dễ vỡ sẽ khó nhận biết. Ngoài ra, những biểu tượng này sẽ cần dán lên người vận chuyển để họ chú ý và không làm rơi cũng như xếp chồng hàng lên nhau.
3. Quy Cách Đóng Gói Hàng Dễ Vỡ
Bước 1: Bọc hàng hóa dễ vỡ
Vật liệu bọc hàng hóa như: xốp bong bóng, xốp PE Foam, giấy báo, giấy carton để có thể bảo vệ hàng hóa. Trong đó, Xốp bong bóng được đánh giá cao nhất bởi có độ đàn hồi cao và hạn chế khả năng va đập cho vật phẩm tốt nhất.
Bước 2: Lót lớp chống sốc cho thùng carton đựng hàng dễ vỡ
Bạn nên lót thêm một lớp đệm chống sốc cho thùng carton để hạn chế hàng hóa ít bị va đập khi vận chuyển.
⇒ Lớp này có thể bằng mút xốp PE Foam, xốp bong bóng hay giấy báo đã được bóp nhàu đặt ở đáy và thành thùng. Mặc dù có giá thành nhỉnh hơn các chất liệu khác, PE Foam được đánh giá cao hơn nếu hàng hóa dễ vỡ này có kích thước lớn và phải di chuyển xa.
Bước 3: Sắp xếp hàng hóa vào thùng đã lót lớp chống sốc và nhét thêm giấy chèn
Bạn cần đảm bảo độ chắc chắn cho hàng hóa kể từ khi sắp xếp hàng hóa vào thùng bằng cách tạo khoảng cách giữa thành thùng và hàng hóa.
Tuy nhiên, cần lấp đầy khoảng cách đó bằng việc chèn thêm lớp lót túi khí hoặc giấy báo đã bóp nhàu vào các khoảng trống. Hàng hóa càng an toàn chỉ khi hạn chế được việc hàng hóa bị xê dịch nhiều và tránh va đập trong khi di chuyển.
Bước 4: Lót thêm lớp chống sốc ở mặt trên của thùng và thực hiện đóng thùng bằng băng keo chắc chắn
Bước cuối cùng này, bạn phải luôn nhớ lót thêm một lớp chống sốc bằng mút xốp PE foam, xốp bong bóng hoặc giấy báo đã bóp nhàu trước khi đóng kín thùng.
Tiếp đó, bạn đóng thùng lại và dán bằng băng keo chắc chắn để băng keo khum bị tuột, hoặc rách. Bên cạnh đó, chắc chắn lại rằng bạn đã dán nhãn “Hàng dễ vỡ” để các nhân viên có thể cẩn thận và nhẹ tay trong quá trình vận chuyển hơn.
Có thể bạn quan tâm »» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu
4. Những LƯU Ý khi vận chuyển hàng dễ vỡ
– Lựa chọn chất liệu đóng gói phù hợp:
Trên thị trường hiện nay, có nhiều chất liệu để đóng gói hàng hóa tốt, phù hợp với túi tiền. Bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn chất liệu cũng như thùng đóng gói để đảm bảo hàng dễ vỡ an toàn đến tay của người nhận.
– Tuyệt đối không bỏ quên việc bảo quản hàng hóa:
Trước khi đóng gói, bạn phải phân loại ra món đồ nào bọc bằng túi bóng khí gói hàng hay là có cần phải chèn thêm giấy chèn lót hàng PE hay màng xốp hơi hay không. Lưu ý, bạn phải nhớ bọc chắc tay và kỹ từng chút một. Ngoài ra, nên sắp xếp riêng các hàng hóa để tránh để không bị va đập gây vỡ.
– Địa chỉ cung cấp dịch vụ đóng gói phải được lựa chọn uy tín:
Việc lựa chọn những đơn vị đóng gói uy tín rất quan trọng bởi việc đóng gói sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hàng hóa. Bạn phải chắc chắn đảm bảo hàng được cố định chắc chắn và không di chuyển trong thùng carton.
– Trước khi gửi hàng, cần kiểm tra kỹ càng:
Để chắc chắn bạn đã dán đầy đủ tem hàng dễ vỡ chưa và đóng gói đã đầy đủ chưa, trước khi gửi hàng đi bạn hãy xem kỹ một lần nữa nhé.
Với thông tin bài viết trên, Cộng Đồng Logistics hy vọng nó thực sự hữu ích khi có thể giúp bạn hiểu thêm về hàng dễ vỡ, cũng như biết về quy cách đóng gói hàng dễ vỡ nhé. Từ đó, hàng hóa của bạn có thể vận chuyển đến nơi một cách an toàn nhất.
Xem thêm:
- Cách đóng hàng container khi vận tải quốc tế
- Hàng Tạm Nhập Tái Xuất Là Gì? Thủ Tục Hàng Tạm Nhập Tái Xuất
- Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa
- Giao Hàng Từng Phần Là Gì? Điều Kiện Giao Hàng Từng Phần
- Giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển