Quy trình nhập khẩu hàng LCL

Rate this post

Khi làm hàng nhập khẩu bằng đường biển, thường chia ra thành hai hình thức làm hàng nhập khẩu FCL (hàng nguyên container) và nhập khẩu LCL (hàng lẻ). Tuy nhiên, hàng lẻ (LCL) thường phổ biến hơn hàng FCL. vì người gửi hàng thường có các lô hàng nhỏ, không đủ xếp cho một container.

>>>>>> Xem thêm: Vận dụng Incoterms trong hoạt động Xuất nhập khẩu

1.Hàng LCL là gì?

Hàng LCL hay hàng lẻ được viết tắt từ Less than Container Loading nghĩa là hàng không đủ một container.Thông thường, người gửi hàng thường có những lô hàng nhỏ, không thể đóng đủ một container, nhưng để vận chuyển cần thuê nguyên container, vì thế cần ghép các lô hàng nhỏ này với các chủ hàng khác.

Đối với hàng LCL, có một bên đứng ra gom hàng (thường là công ty FWD) từ nhiều chủ hàng khác nhau, sau đó đứng ra sắp xếp, phân loại hàng để đóng chung vào một container. Đây là hình thức gom hàng, được gọi tắt là consolidation. học kế toán trưởng ở đâu

Quy trình nhập khẩu hàng LCL

2.Quy trình làm hàng nhập Sea (LCL)

Sau khi nhận được thông tin hàng hóa, thỏa thuận về giá cả và làm hợp đồng hoàn thiện nhân viên mua hàng hoặc nhân viên chứng từ sẽ bắt đầu chuẩn bị những thông tin cần thiết gồm: Hợp đồng ngoại thương,.

Thông thường khi nhập hàng lẻ doanh nghiệp đều thuê FWD và hỗ trợ thêm những chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng, nên quy trình nhập hàng Sea đối với hàng lẻ LCL doanh nghiệp tự nhập hoặc thuê FWD sẽ diễn ra như sau: học quản trị nhân sự ở đâu tốt

Bước 1: Thu thập thông tin khách hàng, nhà cung cấp

Thông tin cần lấy gồm: giấy chứng nhận xuất xứ CO, CQ, xin mẫu Catalog hàng hóa để tiến hành làm hồ sơ nhập khẩu hàng hóa, tùy thuộc và loại hàng hóa nhập khẩu thuộc diện hàng xin nhiều giấy phép nhập khẩu hay không mà bộ phận chứng từ phải thực hiện các công việc khác nhau, căn cứ trên hợp đồng ngoại thường về các điều khoản thanh toán, bảo hành và thời gian nhận hàng sau đó thuê dịch vụ FWD vì nếu doanh nghiệp tự làm phí phát sinh sẽ cao hơn thuê dịch vụ từ FWD, hơn nữa các công ty dịch vụ có kinh nghiệm xử lý nhanh vấn đề phát sinh nên bạn sẽ yên tâm hơn. học quản lý nhân sự ở đâu

Nhân viên chứng từ sẽ liên hệ với đại lý bên nước nhập hàng cung cấp thông tin hàng hóa, người liên hệ nhận hàng, hãng tàu để thống nhất thời gian và địa chỉ giao nhận hàng, đóng hàng để gửi về nước nhập khẩu cho công ty FWD là người đại diện của công ty nhập tại Việt Nam.

Làm hàng nhập Sea LCL và FCL có nhiều điểm khác biệt 

Bước 2: Hoàn thiện chứng từ và những thông tin cần thiết

Sau khi hàng được trở về kho đại lý của công ty FWD tại nước ngoại sẽ kiểm tra lại thông tin hàng hóa, kích thước, trọng lượng các tiêu chuẩn nhưng NCC và doanh nghiệp tại Việt Nam yêu cầu để tiến hành làm Bill dựa trên Packing list, invoice. Đại lý đồng thời phải xin thêm các chứng từ gốc như C/O, C/Q gửi kèm theo hàng cho công ty FWD hoặc gửi trước tuy theo yêu cầu và từng trường hợp. Thông thường doanh nghiệp sẽ tự làm invoice, packing list, hợp đồng trước khi chuyển cho FWD. Sau khi đủ thông tin hàng hóa hàng sẽ được thông quan tại cửa khẩu bên bán và được xuất hàng lên tàu về nước nhập hàng. khóa học tài chính

Bước 3: Doanh nghiệp xác nhận lại thông tin, thực hiện làm khai báo manifest

Đại lý của FWD bên nước cần nhập hàng sẽ gửi bill gốc về cho công ty FWD tại nước nhâp đồng thời yêu cầu thực hiện khai báo Manifest lên hệ thống hải quan theo mẫu có sẵn Mặc dù đi hàng lẻ nhưng FWD vẫn phải khai đầy đủ số Container, số chì ( Seal) và số kiện hàng được đóng tại đó cung cấp cho hang tàu nhận diện và báo về tình trạng hàng hóa vận chuyển trên tàu. cách học vi tính văn phòng nhanh nhất

Bước 4: FWD nhận lệnh thông báo tàu đến, lấy D/O

Khi hàng được nhập về kho CFS của đại lý của nước nhập thì FWD sẽ được đại lý nhập hàng gửi thông báo hàng đến giấy báo hàng đến, mail, điện thoại, Fax…. Nhân viên phải lấy D/O về làm hồ sơ khi đi lấy cần xuất trình các chứng từ sau:
B/L (Master Bill do hãng tàu cấp), Giấy giới thiệu kèm theo tiền cước phí local Charge tại Việt Nam.

Bước 5: Làm thủ thục thông quan hàng hóa nhập khẩu

Hàng về Việt Nam vẫn phải tiến hành kiểm tra và làm thông quan truyền tờ khai. Sau khi nhận được kết quả phân luồng FWD báo cho khách hàng đóng thuế nhập khẩu, thuế GTGT để thông quan nhập hàng về.

Bộ hồ sơ cần để làm thông quan hàng hóa gồm có: nghiệp vụ khai báo hải quan

• Tờ khai nhận kết quả phân luồng

• HBL (house Bill ) và MBL ( Master Bill)

• Công văn đề nghị giao hàng

• Giấy giới thiệu nhận hàng của công ty nhập khẩu

• Invioce, Packing list, D/O, C/O, C/Q chứng từ khác nếu có… học xuất nhập khẩu qua mạng

Dựa trên kết quả phân luồng để xử lý nếu luồng xanh hàng hóa được thông quan,luồng vàng đưa chứng từ để hải quan kiểm tra, luồng đỏ kiểm hóa và kiểm tra giấy tờ. Sau khi kiểm tra xong hàng hóa sẽ tiến hành giải phóng hàng lên hệ thống, đóng mộc lên tờ mã vạch cho FWD. Thanh toán các loại

Bước 6: FWD lấy hàng ra kho CFS giao hàng về cho khách

Hàng hóa được đóng dấu thông quan, nhân viên hiện trường của FWD sẽ cầm phiếu xuất kho có kèm mã vạch xuống kho nhận hàng. Sau khi lấy hàng xong sẽ thông báo cho doanh nghiệp nhập chuẩn bị kho bãi để nhận hàng.

Bước 7: Giao hàng cho khách thanh toán và trả lại chứng từ cho khách hàng

Khi khách hàng thanh toán tiền hàng, người nhận hàng cuối cùng sẽ nhận được chứng từ để lấy hàng.

Trên đây là thông tin về Quy trình nhập khẩu hàng LCL, mong rằng bài viết của Cộng đồng Logistics sẽ hữu ích với các bạn làm nghề và học xuất nhập khẩu. học nghiệp vụ xuất nhập khẩu ở đâu

,

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *