Phí O/F Là Gì? Các Phụ Phí Cước Biển – Ocean Freight Thường Gặp

5/5 - (2 bình chọn)

Khái niệm phí O/F là gì? O/F có ý nghĩa gì trong lĩnh vực xuất nhập khẩu? Có bao nhiêu loại O/F? Hãy cùng Cộng Đồng Logistics tìm hiểu những thông tin tức chi tiết thông qua bài viết dưới đây.

1. Phụ Phí O/F Là Gì?

O/F (Ocean freight – phụ phí cước biển), O/F được dùng nhiều nhất trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và vận tải đường biển. Phụ phí đường biển được hiểu là những khoản chi phí phát sinh được tính và cước giá trong biểu giá của hàng tàu hay của công việc hội.

Khi có phụ phí đường biển, cho hãng tàu sẽ bù đắp được những chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển hoặc doanh thu bị ảnh hưởng xấu do một số lý do khách quan như (giá nhiên liệu đột nhiên tăng giá, giá nhân công, chiến tranh,…)

Ocean Freight là gì

»»»Tham khảo: Review Khóa Học Logistics Chuyên Sâu Tốt Nhất

2. Đối Tượng Trả Phí Cước Biển (Ocean Freight – O/F)

Theo quy định và tùy thuộc vào điều kiện hàng hóa mà chủ hãng tàu sẽ đưa ra các khoản phụ phí O/F cho bên chủ hàng.

Bởi vậy theo điều kiện FCA, FAS, FOB, EXW thì người mua hàng sẽ là người phải trả phụ phí O/F nên người bán hàng sẽ không cần quan tâm về khoản phụ phí này.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp khác dựa theo các điều kiện như: CIP, CPT, CFR, DDP, CIF, DAT, DAP thì người mua sẽ không cần lo lắng về vấn đề phụ phí O/F bởi chi phí này sẽ được người bán thanh toán.

3. Các Phụ Phí Cước Biển Thường Gặp Và Hiếm Gặp

Phụ phí cước biển

*Phí chứng từ:

  • Đối với lô hàng xuất khẩu, phí chứng từ dùng để hãng tàu làm vận đơn và các thủ tục về giấy tờ cho lô hàng.
  • Đối với lô hàng nhập khẩu, người nhận phải lấy lệnh giao hàng, mang ra ngoài cảng xuất trình cho kho/ hãng tàu thì mới được lấy hàng.

* Phí THC: Khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng như: xếp dỡ, tập kết container từ cảng ra cầu tàu,… do cảng quy định và người trả là chủ hàng.

* Phí CFS: Phí dỡ hàng hóa từ container đưa vào kho hoặc ngược lại.

* Phí CIC: Là phụ phí mất cân đối vỏ container (phụ phí chuyển vỏ container rỗng). Do hãng tàu thu để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

* Phí Handling: Phí đại lý theo dõi quá trình giao nhận và vận chuyển hàng hóa cũng như khai báo với cơ quan hải quan trước khi tàu cập bến.

* BAF / FAF: Phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu.

* CAF: Phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ.

* COD: Phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích: phí bốc xếp, lưu container, vận chuyển đường bộ,…

* DDC: Chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng và phí ra vào cổng cảng. Việc thanh toán sẽ được phụ thuộc vào thỏa thuận của người mua và người bán.

* CCF: người nhập khẩu phải trả phí vệ sinh container cho hãng tàu để vệ sinh vỏ container rỗng sau khi sử dụng container vận chuyển hàng cho người nhập khẩu và trả tại cảng.

* PCS: Áp dụng khi xếp dỡ tại xảy ra ùn tắc dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.

* PSS: Các hãng tàu thường áp dụng trong mùa cao điểm khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa, thành phẩm.

* SCS: Áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez

* ENS: Phí khai Manifest tại cảng đến cho các lô hàng đi châu u nhằm đảm bảo tiêu chuẩn an ninh cho khu vực.

* AMS: Phí khai báo hải quan tự động cho nước nhập khẩu trước khi hàng hóa được xếp lên tàu (thường áp dụng cho Mỹ, Canada, Trung Quốc).

* WRS: Thông thường, hãng tàu yêu cầu chủ hàng trả khoản phí này để bù đắp các khoản phí phát sinh do có biến động chiến tranh xảy ra.

Bên cạnh các loại phụ phí OF thường gặp thì khi vận chuyển container qua đường biển, bạn còn có thể gặp phải nhiều loại phụ phí khác. Tuy nhiên, đây là những loại phụ phí không phổ biến và hiếm gặp. Cụ thể có thể kể đến một số loại như:

  • Additional Premium – A.P
  • Ad Valorem Rate – A.V.R
  • Alameda Corridor Charge – ACC
  • Advance Commercial Information Charge – ACI
  • Administration Charge – ADM.C
  • Administration Fee – ADMSED
  • Aden Gulf Surcharge – AGS
  • Outport Arbitrary At Port Of Discharging – ARBI/D
  • Outport Arbitrary At Port Of Loading – ARBI/L
  • Arbitrary, outport arbitrary – ARBIT
  • Bunker Charge – BAC
  • Bc Carbon Tax Surcharge – BC CTS
  • B/L Surrender Fee – BLSF
  • Bosphorus Strait Container Surcharge – BSCS
  • Baltic Sea Fuel Surcharge – BSFS
  • Bulk Agriculture Commodity Surcharge – BUACS
  • CA surcharge (carrier supply artificial atmosphere) – C.A.S.
  • Container Cleaning Charge – C.C.C.
  • Container (or equipment) Reposition Charge – C.R.C.
  • Congestion Surcharge at Port Of Discharging – C.S./D
  • … và nhiều loại phụ phí khác

Hy vọng thông qua bài viết này bạn đã hiểu được phụ phí O/F là gì, nó được áp dụng như thế nào. Những loại O/F phổ biến hay hiếm gặp dành cho hiện nay và các loại phụ phí liên quan,…

Nhìn một cách tổng quan, lĩnh vực giao nhận, logistics hay xuất nhập khẩu đều khá phức tạp. Ngoài các khái niệm như O/F là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thêm những thuật ngữ chuyên ngành khác để hỗ trợ thêm cho công tác làm việc.

Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *