Phí CIC Là Gì? Cách Khai Phí CIC Trên Tờ Khai

Rate this post

Phí CIC là loại phí mà nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu hàng hóa đã biết rất rõ. Nếu bạn đang làm trong ngành xuất nhập khẩu, bạn có thể đã quen với định nghĩa về phí CIC và các thông tin liên quan đến phí này.

Tuy nhiên, nhiều người vẫn không hiểu tại sao lô hàng của họ bị tính phí CIC hay chưa phân biệt được phụ phí này với các loại phí vận chuyển khác. Vì vậy, hãy cùng Cộng Đồng Logistics tìm hiểu phí CIC là gì? Cách tính phí CIC và khai phí CIC trên tờ khai dưới đây để hiểu rõ hơn về loại phí này.

1. CIC là phí gì?

Phụ phí CIC (Container Imbalance Charge) hiểu trực tiếp nhất là phí mất cân bằng container. Đây là phụ phí vận tải đường biển do các hãng tàu thu để bù đắp chi phí vận chuyển container rỗng từ các địa điểm container dư thừa đến nơi cần đóng gói.

Ví dụ như Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ Trung Quốc nên có rất nhiều container chứa hàng nhập khẩu và sau khi hàng về Việt Nam sẽ có rất nhiều vỏ container rỗng. Khi đó, cần hoàn lại vỏ container cho bên Trung Quốc để họ đóng hàng mới nên các hãng tàu sẽ thu phí doanh nghiệp sử dụng vỏ container rỗng đó và vận chuyển chúng ngược lại về Trung Quốc.

2. Phí CIC phát sinh khi nào?

Các quốc gia mất cân bằng trong cán cân xuất nhập khẩu khiến container cũng bị mất cân bằng và đó là lý do phí CIC phát sinh.

Thông thường, cuối năm là thời điểm các hoạt động thương mại diễn ra nhộn nhịp. Việc gửi hàng đi quốc tế diễn ra thường xuyên và đây là thời điểm phát sinh cước phí CIC nhiều nhất.

Phí CIC phát sinh khi nào

»»» Học Xuất Nhập Khẩu Ở Đâu Tốt Nhất? – Chia Sẻ Kinh Nghiệm

3. Điều kiện phải cộng phụ phí mất cân bằng container CIC là gì?

Trong vấn đề về điều kiện cộng phụ phí mất cân bằng container – CIC, thường thì phụ phí này sẽ do người mua thanh toán và không tính vào trị giá thanh toán thực tế. Phí này liên quan đến mức hàng hóa nhập khẩu, với dữ liệu khách quan, định lượng và tài liệu liên quan.

Phụ phí CIC thường được tính theo tỷ lệ cho mỗi container rỗng và có thể được áp dụng trên cơ sở từng tuyến cho từng thời kỳ cụ thể. Nói cách khác thì việc thu phí CIC chỉ xảy ra khi có sự phát sinh chi phí lớn khi chuyển container rỗng từ nơi này đến nơi khác.

Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng thời điểm mới bị mất cân bằng container và các hãng tàu thu phí CIC, những lúc hãng tàu không thu phí CIC tức là lúc đó lượng container đã cân bằng.

4. Phí CIC bên nào chịu?

Tùy theo hợp đồng giữa các bên, phí này có thể được cộng vào phí vận chuyển của người gửi hàng hoặc người nhận hàng.

Trong hợp đồng đóng hàng xuất, nếu thiếu container thì các hãng tàu sẽ phải chuyển container rỗng từ nơi khác về phát sinh phí vận chuyển là phí CIC. Khi đóng gói, trước khi hàng đến cảng nhập đầu tiên, đồng thời trong hợp đồng vận chuyển với hãng tàu cũng xuất hiện cước phí.

Còn trong trường hợp cước phát sinh sau khi hàng đến cảng nhập đầu tiên là sau khi làm rỗng container, hãng tàu sẽ tính thêm phí CIC để chuyển container rỗng đến nơi cần thiết, lúc này người mua hay là người nhập khẩu thường phải chịu phí CIC.

Lấy một ví dụ đơn giản là các nước xuất khẩu cần có sẵn nhiều container rỗng để đóng gói. Bên nhập khẩu sau khi nhập hàng sẽ không đợi có hàng rồi mới xuất các container rỗng mà sẽ chuyển thẳng chúng sang nước xuất khẩu, và bên nhập khẩu sẽ chịu phí CIC.

5. Cách khai phí CIC trên tờ khai

a. Mục các khoản điều chỉnh – Tờ khai trị giá – Thông tin chung 2

  • Mã tên: N
  • Mã phân loại: AD – Cộng thêm số tiền điều chỉnh.
  • Mã đồng tiền: Chọn loại tiền mà bạn khai báo.
  • Trị giá khoản điều chỉnh: Nhập trị giá CIC (chưa gồm VAT)
  • Chi tiết khai trị giá: N1: Phí CIC …. USD

2. Mục phân bổ phí – Danh sách hàng hóa

Các khoản phân bổ: Chọn áp dụng cho tất cả dòng hàng.

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

6. Phí CIC có tính vào trị giá tính thuế?

Do bản chất của loại phí này trong ngành vận tải biển là không rõ ràng, hải quan thường yêu cầu các doanh nghiệp cộng phí CIC này vào trị giá tính thuế khi họ kiểm tra sau khi thông quan.

⇒ Vì vậy, trong hợp đồng vận chuyển ký với hãng tàu hoặc các chứng từ liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa cần phải ghi rõ mức phí này.

Nếu phụ phí CIC liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa nhập khẩu, thì đó là sự điều chỉnh của phụ phí và phải được cộng vào giá trị hàng hóa. Nếu phí CIC là khoản phải cộng vào trị giá hàng hóa nhập khẩu thì phải đăng ký tờ khai hải quan, xin các chứng từ hợp pháp tại thời điểm đó và tiến hành xác định trị giá theo hải quan, các quy định.

Hiện nay, việc xác định trị giá hải quan và tính thuế xuất nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 06/05/2018.

Trên đây là những chia sẻ về phụ phí CIC từ khái niệm CIC là phí gì, khi nào phát sinh phí, điều kiện cộng phí và cách tính phí CIC mà bạn cần biết.

Mong rằng các kiến thức Cộng Đồng Logistics chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hình thức thu phí CIC trong hoạt động xuất nhập khẩu, áp dụng cho các chuyến hàng tới giúp doanh nghiệp tránh mất thêm các khoản phí ngoài mong muốn.

Xem thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *