Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

Rate this post

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro xuất hiện các giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo, là do chủ yếu là người bán và người mua không quen biết nhau, và thường có ngân hàng đại diện của hai bên.

Tuy nhiên, dù là hình thức nào thì hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế vẫn thường xuyên xảy ra tình trạng gia mạo, lừa đảo nhằm chiếm đoạt hàng hóa, tiền bạc.
Bài viết dưới đây sẽ phân tích một số tình huống thường gặp và phương án xử lý các rủi ro cần thiết.

1.Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

Tùy theo điều kiện, các phương thức thanh toán quốc tế nên xuất hiện nhiều trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo. hướng dẫn khai báo hải quan điện tử

a. Giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo theo cá nhân

Giả mạo người thân, người quen, gửi vận đơn cho khách hàng và yêu cầu thanh toán để đi nhận hàng

Đây là một hình thức lừa đảo cực kỳ phổ biến và cũng là trường hợp mà khách hàng cá nhân thường xuyên bị lừa nhất. Đối tượng khách hàng mà kẻ lừa đảo thường nhắm tới là những người mới, không biết gì về thủ tục hải quan, nhận hàng, và đánh vào tâm lý đó là lòng tin đối với mối quan hệ quen biết.

Một số mẫu vận đơn thường gặp phải trong trường hợp lừa đảo này: học xuất nhập khẩu tại tphcm

Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

b. Giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo theo doanh nghiệp

Trường hợp 1:

Một doanh nghiệp may túi, ba lô xuất khẩu của Việt Nam nhận được thông tin từ một người từ xưng lãnh đạo một doanh nghiệp tại Thổ Nhĩ Kỳ làm đối tác mua hàng cho một tổ chức từ thiện và mời doanh nghiệp tham gia đấu thầu cung cấp một đơn hàng ba lô lớn. học xuất nhập khẩu ở đâu

Doanh nghiệp của Việt Nam đánh giá đối tác làm việc khá chuyên nghiệp khi trao đổi các vấn đề trong giao dịch nên hoàn toàn tin tưởng và hợp tác. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu kèm theo những tài liệu giả mạo của các tổ chức và cả cơ quan chinh quyền sở tại, doanh nghiệp Việt Nam được đề nghị ký giấy ủy quyền cho một Văn Phòng Luật sư sở tại để làm thay mặt đàm phán các điều khoản hợp đồng với tổ chức mua hàng.

Văn Phòng Luật sư cũng đề nghị doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam ký kết hợp đồng dịch vụ với một số tiền và yêu cầu trả trước. học xuất nhập khẩu online ở đâu tốt

Qua xác minh, Thương vụ nhận thấy các thông tin về doanh nghiệp có nhiều điểm nghi ngờ và không xác minh được đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp sở tại cũng như tổ chức có nhu cầu mua hàng. Tìm hiểu kỹ hơn, Thương vụ nhận thấy toàn bộ thông tin về tổ chức mua hàng là giả mạo từ về tên gọi, địa chỉ giao dịch, số điện thoại … Thương vụ đã kịp thời cảnh bảo doanh nghiệp ngừng giao dịch và chuyển tiền cho đối tác, giúp doanh nghiệp tránh được thiệt hại.

Trường hợp 2: khóa học xuất nhập khẩu online

Doanh nghiệp Việt Nam nhận được thư hỏi hàng của một doanh nghiệp đối với mặt hàng dầu chiết xuất từ cây hương hiệu do ảnh hưởng của dịch Covid19 tới chuỗi cung ứng, gần như đồng thời doanh nghiệp này cũng nhận được bản chào hàng của doanh nghiệp nước khác có nguồn sản xuất tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Doanh nghiệp Việt Nam nhận ra cơ hội mua từ Thổ Nhĩ Kỳ và cung cấp sang nước thứ ba và tiến hành giao dịch, tuy nhiên tất cả thông tin đều là giả mạo và ngụy tao rất tinh vi nên doanh nghiệp không dễ dàng nhận ra.

Mặt khác, đối tượng vừa đảo cũng ngụy tao thông tin về mặt hàng kinh doanh, tạo ra những điều kiện giao dịch hạn chế, khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam xác minh như yêu cầu bảo mật thông tin .v.v. Tuy nhiên, chỉ khi doanh nghiệp đề nghị Thương vụ xác minh đối tác và hỗ trợ doanh nghiệp trong việc gặp gỡ đối tác thì các thông tin lừa đảo mới được bóc trần. khóa học quản trị nhân sự ngắn hạn

Cảnh báo các trường hợp giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

2.Nguyên nhân, một số thủ đoạn và dấu hiệu nhận biết giao dịch xuất nhập khẩu lừa đảo

Một số đối tượng lừa đảo thường dùng thủ đoạn đề nghị mua hàng trả chậm, hình thức CIF (giao hàng tại cảng đến) và không mở thư tín dụng L/C với lý do năng lực tài chính có hạn, chi phí giao dịch cao. Một số DN ngoại còn dùng thủ đoạn nhập khẩu 1-2 lần đầu với số lượng ít, thanh toán đầy đủ để tạo niềm tin. Sau đó, DN đề nghị ký hợp đồng lớn và trở mặt với lý do chất lượng hàng không đảm bảo, đòi trả lại tiền, không hợp tác để xử lý lô hàng nhằm chờ thanh lý… học hành chính nhân sự

Việc doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên bị lừa xuất phát từ các nguyên nhân sau:

• Tâm lý chủ quan, hám lợi nhuận cao của DN Việt Nam.

• Hạn chế trong giám định, kiểm định hàng hóa, xác định hàng hóa trước khi giao dịch xuất nhập khẩu.

• Giao dịch online nên hạn chế việc giao thương trực tiếp, không nắm rõ thông tin đối tác, chưa nghiên cứu kỹ đối tác khi đặt quan hệ làm ăn, tìm đối tác qua internet nhưng chưa có khâu thăm dò, kiểm tra.

Một số dấu hiệu nhận biết: học quản trị nhân sự ở đâu

• Việc đàm phán giá cả, hợp đồng diễn ra dễ dàng, nhanh chóng, ít đàm phán mặc cả, chấp nhận giá cao;

• Bắt đặt cọc để nhận khoản tiền đầu tư hoặc làm các thủ tục giấy tờ tại nước ngoài;

• Không cung cấp hoặc các giấy tờ cung cấp của nhiều pháp nhân khác nhau;

• Mở L/C tại ngân hàng không uy tín của nước thứ ba;

• Giấy phép kinh doanh tại nước ngoài sắp hết hạn. học nhân sự

3.Giải pháp hạn chế lừa đảo trong giao dịch xuất nhập khẩu

• Xác minh đối tác kinh doanh trước khi giao dịch, nhất là có các khoản chuyển tiền trước cho đối tác.

Ngoài ra, một số dấu hiệu có thể dễ dàng xác minh và kiểm tra là tra cứu địa chỉ của đối tác trên bản đồ trực tuyến (như Google Maps), các trang chủ của doanh nghiệp, đối tác thường có tên miền tại nước sở tại (các tên miền tại Hoa Kỳ như “.com” ít khi được các doanh nghiệp lớn sử dụng). Các doanh nghiệp giao dịch qua dịch vụ email miễn phí, trụ sở giao dịch không có số điện thoại cố đinh, fax và yêu cầu chuyển tiền vào các tài khoản tên cá nhân trong các giao dịch … đều là các yếu tố không đáng tin cậy. học kế toán trưởng ở đâu

• Tìm hiểu thị trường, kiểm tra đánh giá, xếp hạng rủi ro tín dụng, kinh doanh của các đối tác nước ngoài, đặc biệt các đối tác với giao dịch, đối tác tìm được qua kênh trung gian.

Việc thực hiện thẩm tra có thể qua các nguồn tin công khai, mua dịch vụ từ các công ty chuyên cung cấp dịch vụ thẩm tra (như các tổ chức cung cấp thông tin uy tín hay như Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), qua kênh của Hiệp hội tại các nước nhập khẩu, cơ quan đại diện ngoại giao, Thương vụ và Chi nhánh Thương vụ tại nước nhập khẩu… 

• Quy định rõ ràng quyền lợi và trách nhiệm các bên trong hợp đồng ngoại thương

Do hợp đồng mua bán luôn là cơ sở để giải quyết các tranh chấp giữa các bên, doanh nghiệp cần quy định chặt chẽ các điều khoản bảo vệ quyền lợi của mình (đặc biệt là điều khoản về cơ quan giải quyết tranh chấp, khiếu nại), tránh các trường hợp bất lợi cho doanh nghiệp khi phát sinh tranh chấp.

• Lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế phù hợp

Từ các nguyên tắc, thông lệ quốc tế để nắm rõ vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan, qua đó xem xét lựa chọn các phương thức và điều kiện thanh toán hợp lý, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp.

• Cam kết từ ngân hàng

Trong quá trình thực hiện giao dịch, doanh nghiệp có thể cân nhắc việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (như xác nhận thư tín dụng, chiết khấu miễn truy đòi, bao thanh toán XK…) để có thêm sự đảm bảo cho khả năng đòi tiền từ phía ngân hàng cung cấp dịch vụ, cũng như hỗ trợ doanh nghiệp tìm hiểu đánh giá các thông tin về đối tác nhập khẩu, đơn vị phát hành thư tín dụng.

Trên đây là thông tin về Quy trình nhập khẩu hàng LCL, mong rằng bài viết của Cộng đồng Logistics sẽ hữu ích với các bạn làm nghề và học xuất nhập khẩu.

>>>>> Bài viết tham khảo: Review trung tâm xuất nhập khẩu Lê Ánh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *