C/O Là Gì? Các Loại Giấy Chứng Nhận Xuất Xứ Hàng Hóa

Rate this post

Nếu bạn là một người hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì bạn không thể không biết đến C/O. Vậy cụ thể thì C/O là gì? Tại sao cần có C/O và làm thế nào để có được giấy chứng nhận C/O, tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây của Cộng đồng Logistics.

1. Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) là gì?

Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

C/O hay giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là viết tắt của cụm từ Certificate of Origin. Trong hoạt động xuất nhập khẩu, đây là một giấy tờ dùng để chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá của một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ.

Các thông tin ghi trên giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa phải tuân theo các quy định do bên nhập khẩu và bên xuất khẩu đề ra. C/O được cấp bởi nhà sản xuất hoặc do các cơ quan có thẩm quyền như Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt nam (VCCI) cấp nhằm xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.

2. C/O có bắt buộc không?

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều cần có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Ngoại trừ một vài trường hợp:
Với các mặt hàng thông dụng như văn phòng phẩm hoặc máy văn phòng không bắt buộc người xuất khẩu cung cấp C/O cho người nhập khẩu. Việc có cung cấp C/O hay không là do thỏa thuận của các bên trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo các hiệp định Thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã ký kết và tham gia đối với hàng hóa thuộc đối tượng hưởng ưu đãi thuế quan, để được hưởng ưu đãi theo quy định FTA, người nhập khẩu có thể yêu cầu người xuất khẩu cung cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa .

3. Vai trò, ý nghĩa của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O là gì?

Đối với người nhập khẩu: Nếu có giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa giúp người nhập khẩu giảm được một số tiền lớn nhờ được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu. Trong thực tế, chủ yếu ở trường hợp buôn bán ba bên nhiều người nhập khẩu dùng mọi thủ đoạn để có được xuất xứ hàng hóa để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu,

Đối với người xuất khẩu: C/O không đem lại lợi ích về thuế cho người xuất khẩu, nó giúp quyết định xem lô hàng đó có đủ điều kiện để nhập khẩu vào một quốc gia hay không. Ở đây C/O mang ý nghĩa của việc thống kê số lượng hàng hoá xuất khẩu.

Đối với Nhà nước: Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa được xem như một công cụ nhằm hỗ trợ chính phủ trong việc thực thi chính cách chống phá giá, trợ giá, thống kê thương mại một cách chính xác tạo điều kiện xúc tiến thương mại, duy trì hệ thống hạn ngạch, tránh gian lận trốn thuế quan… hoặc phục vụ các hoạt động mua sắm của chính phủ theo quy định của pháp luật quốc gia đó và pháp luật quốc tế.

4. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O

Một số loại C/O được áp dụng tại Việt Nam trong hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay:

  • C/O form A: Đây là chứng nhận xuất xứ cho các lô hàng được xuất khẩu mà Việt Nam được hưởng ưu đãi về thuế quan phổ cập GSP.
  • CO form B: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hoá dành áp dụng cho các lô hàng được xuất đi các nước không ưu đãi.
  • CO form D: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng xuất sang các nước trong khối ASEAN được hưởng ưu đãi về thuế và được nếu rõ trong hiệp định CEPT.
  • CO form E: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng sang Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN, các mặt hàng này sẽ được hưởng chính sách ưu đãi về thuế
  • CO form S: Đây là chứng nhận xuất xứ hàng hoá xuất khẩu sang Lào thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi về thuế.
  • CO form AK: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các lô hàng được xuất sang Hàn Quốc hoặc ngược lại và các quốc gia trong khối ASEAN được hưởng ưu đãi về thuế.
  • CO form AJ: Đây là chứng nhận xuất xứ đối với các mặt hàng được xuất khẩu sang Nhật hoặc ngược lại và các quốc gia trong khối ASEAN sẽ được hưởng ưu đã về thuế

5. Quy trình xin cấp C/O tại VCCI

Bước 1: Đối với những doanh nghiệp lần đầu xin C/O, trước khi chuẩn bị các chứng từ C/O, phải điền đầy đủ Bộ Hồ sơ Thương nhân gồm 3 trang hoặc xin tại Bộ phận C/O – Khi xin C/O tại Chi nhánh VCCI cần nộp cùng với 1 bản sao của Giấy phép Đăng ký kinh doanh và 1 bản sao của Giấy Đăng ký Mã số thuế của doanh nghiệp.

Bước 2: Sau khi đã nộp các giấy tờ trên cho VCCI, doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ Bộ Hồ sơ xin cấp C/O bao gồm:

1. Đơn xin cấp C/O: Cần điền đầy đủ thông tin các ô trên đơn và có dấu, chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp.

2. Mẫu C/O (A, B, T, Mexico, Venezuela,…): Mỗi người xuất khẩu chỉ được đề nghị cấp một loại Mẫu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho mỗi lô hàng xuất khẩu, trừ mặt hàng cà phê có thể đề nghị cấp thêm Mẫu A hoặc Mẫu B

– C/O đã được khai sẽ bao gồm 1 bản gốc và ít nhất 2 bản sao trong đó 1 bản cấp cho tổ chức cấp C/O và 1 bản cho người xuất khẩu.

3. Commercial Invoice : Đây là hóa đơn thương mại gồm 1 bản gốc do doanh nghiệp phát hành.

4. Tờ khai Hải quan hàng xuất khẩu: Gồm bản sao có dấu đỏ, chữ ký người có thẩm quyền ký của doanh nghiệp, và dấu “Sao y bản chính” là đã hoàn thành thủ tục hải quan. Trừ các trường hợp hàng xuất khẩu không phải khai báo tờ khai hải quan xuất khẩu theo quy định của pháp luật hoặc có lý do chính đáng có thể nộp sau chứng từ này.

5. Packing List: Gồm 1 bản gốc của doanh nghiệp

6. Bill of Lading (Vận đơn): Gồm 1 bản sao có dấu đỏ và chữ ký của người có thẩm quyền của doanh nghiệp và có dấu “Sao y bản chính”

7. Tờ khai Hải quan hàng nhập (1 bản sao): Trong trường hợp doanh nghiệp nhập các nguyên, phụ liệu từ nước ngoài, doanh nghiệp mua nguyên vật liệu trong nước có hóa đơn giá trị gia tăng.

8. Bảng giải trình Quy trình sản xuất: doanh nghiệp phải giải trình các bước sản xuất để ra sản phẩm cuối cùng đối với những doanh nghiệp lần đầu xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hay mặt hàng lần đầu xin C/O Bên cạnh đó, tuỳ từng mặt hàng và nước xuất khẩu, các doanh nghiệp giải trình theo như các mẫu mà các cán bộ C/O hướng dẫn.

9. Các giấy tờ khác: Tùy theo mặt hàng và nước xuất khẩu mà doanh nghiệp sẽ được các cán bộ C/O hướng dẫn thêm như Giấy phép xuất khẩu; Hợp đồng mua bán; Mẫu nguyên, phụ liệu hoặc sản phẩm xuất khẩu; hoặc các chứng từ khác để chứng minh xuất xứ của sản phẩm.

Hy vọng qua những chia sẻ của Cộng đồng Logistics đã bạn hiểu rõ hơn về giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O cũng như quy trình để xin cấp C/O. 

Tham khảo thêm: 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *