Khái niệm booking có lẽ đã không còn xa lạ với nhiều người. Nó khá phổ biến, xuất hiện thường xuyên khi bạn đặt vé xe, vé tàu hoặc phong khách sạn,… Tuy nhiên booking là gì trong xuất nhập nhập khẩu? Đây có lẽ vẫn còn là vấn đề mà khá nhiều người thắc mắc. Hãy cùng Cộng đồng logistics giải đáp vấn đề này nhé.
1. Booking là gì trong xuất nhập khẩu?
Trong quy trình vận tải biển đối với hàng xuất khẩu, booking là một thủ tục quan trọng không thể thiếu. Nó được hiểu là việc chủ hàng sẽ đặt chỗ với bên hãng tàu vận chuyển quốc tế. Khách hàng tức là người nhập khẩu hoặc xuất khẩu sẽ lấy booking từ các công ty dịch vụ giao nhận hàng hóa (hay công ty logistics)/ các forwarder hoặc lấy từ hãng tàu, airline.
#Hướng dẫn làm booking hàng hóa xuất nhập khẩu
Khi thực hiện thủ tục booking bạn cần hết sức lưu ý về hãng tàu, bởi nếu bạn chọn đúng thì sẽ đảm bảo được thời gian giao hàng đúng tiến độ, tránh bị chậm trễ, trì hoãn, nếu không chọn đúng thì ngược lại.
Bộ phận kinh doanh của hãng tàu sẽ dựa trên yêu cầu booking của khách hàng (giá cả, thời gian vận chuyển) để gửi yêu cầu đặt chỗ về cho hãng tàu. Sau khi nhận được booking, hãng tàu sẽ xác nhận bằng cách gửi cho bộ phận kinh doanh booking confirmation (lệnh cấp container rỗng).
Sau khi nhận được lệnh cấp container rỗng, nhân viên phòng giao nhận sẽ tiến hành theo dõi và phối hợp cùng khách hàng sắp xếp và đưa cont rỗng đến để đóng hàng. Sau đó vận chuyển hàng hóa ra cảng hoặc vận chuyển hàng đến cảng để đóng cont. Cuối cùng là làm thủ tục thông quan cho hàng hóa đó xuất hoặc nhập đi.
2. Booking note là gì?
Booking là việc chủ hàng đặt chỗ với các hàng tàu, nhằm giữ một vị trí cho hàng hóa của mình khi gửi hàng bằng tàu vận chuyển. Note là ghi chú là điều gì đó.
=> Booking note được hiểu đơn giản là ghi chép lại việc chủ hàng đặt chỗ để vận chuyển hàng hóa. Ngắn gọn hơn nữa là giấy lưu cước/việc lưu khoang.
#Quy trình lấy Booking note từ các hãng tàu
Thường thì quá trình booking note có thể tự thực hiện được, tuy nhiên thường thông qua forwarder nhiều hơn.
– Bước 1: Liên hệ với forwarder để họ giúp mình thực hiện quy trình booking tàu cho hàng hóa. Chủ tàu khi muốn booking chỗ phải cung cấp đầy đủ các thông tin sau: số lượng, loại cont, cảng đến, cảng đi, ngày dự định đi, rỗng – hạ cont, yêu cầu về chỗ cấp cont, về freetime cảng đi cảng đến,… Sau khi nắm đầy đủ thông tin trong tay, forwarder sẽ liên hệ với các hãng tàu để lựa chọn chuyến phù hợp, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Sau khi lựa chọn được chuyến tàu, đơn vị sẽ liên hệ với hai bên để thống nhất giá cước, rồi thực hiện gửi booking request đến các hãng tàu để đặt chỗ.
– Bước 2: Sau khi nhận được thông tin đặt chỗ, hãng tàu sẽ tiến hành kiểm tra lại, nếu phù hợp, thì sẽ thực hiện cấp booking, gửi booking confirmation (lệnh cấp cont rỗng) và packing list của hãng. Trên booking confirmation sẽ có: Số booking, tên hãng tàu, port of loading (cảng xếp hàng), port of delivery (cảng giao hàng), bãi duyệt lệnh cấp cont rỗng, closing time (giờ cắt máng), port of discharge nếu có (cảng chuyển tải),…
– Bước 3: Khách hàng sẽ nhận thông tin từ forwarder và chuẩn bị hàng để đóng, làm các thủ tục hải quan cần thiết. Nhân viên hãng tàu sẽ nhận được lệnh và cấp cont rỗng đi đóng hàng.
»»»» Review Khóa Học Logistics Chuyên Sâu Tốt Nhất
#Mẫu booking note
#Giải thích các thông tin trên Booking note
Trên Booking note có một số thông tin bạn cần lưu ý sau đây:
– Tên tàu
– Thời gian chuyển hàng (Loading/stuffing date)
– Ngày giao nhận
– Số lượng
– Trọng lượng hàng hóa
– Cảng bốc hàng (port of loading), cảng dỡ hàng (port of discharge)
3. Booking confirmation là gì?
Booking confirmation được hiểu đơn giản là một chứng từ do hãng tàu, hãng bay phát hành sau khi xác nhận booking request. Bên mua và bên bán sẽ các định bên có trách nhiệm thuê tải dựa trên sự thỏa thuận mua bán trong incoterm.
Form mẫu booking confirmation sẽ khác nhau tùy vào các hãng vận tải, nhưng tựu chung vẫn phải nhắc lại các thông tin ở trong booking note, gồm có:
– Tên tàu, tên hãng tàu, số chuyến, ETD, kí hiệu tàu, giờ cắt máng.
– Số lượng hàng hóa, trọng lượng, số lượng cont rỗng đóng hàng, số liên hệ, DEM/DET,…
Booking confirm là một nghiệp vụ bắt buộc trong quá trình vận tải, nó xác nhận thông tin đặt chỗ. Có thể hiểu đơn giản rằng khi nhận được booking confirmation từ hãng vận tải đồng nghĩa với việc chủ hàng đã xác nhận thành công và bắt đầu tiến hành quá trình vận tải.
#Ai là người nhận booking confirmation?
Booking confirmation sẽ do FWD nhận nếu được sự ủy quyền từ chủ hàng, hoặc chủ hàng sẽ nhận nếu không thuê FWD để booking.
#Nội dung booking confirmation – giải thích các thuật ngữ
– Tên tàu
– Số chuyến (booking no)
– ETD
– Giờ cắt máng
– Số lượng hàng (equipment)
– Cảng đi, cảng đến(from…to)
– Thời gian DEM/DET
– Liên hệ lấy cont rỗng
Trên đây là tất tần tật thông tin để giải đáp thắc mắc “Booking là gì?” mà Cộng đồng logistics cung cấp cho các bạn. Cảm ơn các bạn đã theo dõi, hy vọng bài viết hữu ích cho học tập và công việc của bạn.
Xem thêm:
- Phí CIC Là Gì? Cách Khai Phí CIC Trên Tờ Khai
- Hàng Dễ Vỡ Là Gì? Quy Cách Đóng Gói Hàng Dễ Vỡ
- Certificate Of Conformity – Giấy Chứng Nhận Hợp Quy Là Gì?
- Thủ Tục Nhập Khẩu Trái Cây Tươi – Cần Những Chứng Từ Gì?
- Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight Hàng Air